NGÀY QUỐC TẾ VỀ RỪNG 21/3: SỬ DỤNG GỖ BỀN VỪNG CHO CON NGƯỜI VÀ CHO TRÁI ĐẤT

Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lựa chọn ngày 21 tháng 3 là Ngày Quốc tế về Rừng (IDF) từ năm 2012. Ngày để kỷ niệm và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng. Vào mỗi Ngày Quốc tế về Rừng, các quốc gia được khuyến khích thực hiện tổ chức các hoạt động liên quan đến rừng và cây xanh, ví dụ như các chiến dịch trồng cây. Chủ đề cho mỗi Ngày Quốc tế về Rừng do Tổ chức Hợp tác về Rừng lựa chọn.

Ngày Quốc tế về Rừng năm 2022: Rừng – sản xuất và tiêu thụ bền vững

Rừng là nơi sinh sống của khoảng 80% đa dạng sinh học trên cạn của thế giới, với hơn 60.000 loài cây. Khoảng 1,6 tỷ người sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng để kiếm thức ăn, nơi ở, năng lượng, thuốc men và thu nhập. Thế giới đang mất đi 10 triệu ha rừng mỗi năm (tương đương với diện tích của Iceland hiện tại).

Đối với hàng tỷ người trên thế giới, gỗ giúp cung cấp nước uống, thực phẩm và nơi ở an toàn. Nhưng gỗ có thể làm được nhiều hơn thế và là nguồn tài nguyên tái tạo khi rừng được quản lý bền vững.

Gỗ giúp cung cấp thức ăn và nước sạch trong sinh hoạt, tạo nên vô số đồ nội thất và đồ dùng, thay thế các vật liệu có hại như nhựa, tạo ra sợi sản xuất quần áo của chúng ta qua công nghệ, là một phần của lĩnh vực y học.

Quan trọng là phải tiêu thụ và sản xuất gỗ theo cách thân thiện hơn với môi trường đối với hành tinh và dân cư sống tại đó. Hãy bảo vệ nguồn tài nguyên dễ tái tạo này bằng cách quản lý rừng bền vững.

Các sản phẩm từ rừng và các dịch vụ hệ sinh thái có thể đóng góp vào lối sống bền vững và thúc đẩy sự chuyển dịch sang tiêu dùng và sản xuất bền vững hơn. Những nỗ lực này giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, sức khỏe, hạnh phúc và quá trình chuyển đổi sang các nền kinh tế xanh và giảm thiểu carbon.

Rừng đang trợ giúp chúng ta trong thầm lặng. Rừng âm thầm đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta hơn những gì mà chúng ta nhận thấy bằng mắt. Nhưng số “màu xanh” trên Trái Đất của chúng ta đang ngày càng giảm đi nhanh chóng. Vậy nên, việc trồng rừng vô cùng quan trọng và cấp bách!

Cùng Better Globe trồng rừng ngay bây giờ!

Chúng tôi lựa chọn trồng rừng ở khu vực khô hạn và bán khô hạn tại Châu Phi. Ở Châu Phi cận Sahara, có rất nhiều diện tích đất khô cằn và thoái hóa hầu như bị coi là vô giá trị. Địa hình không phù hợp cho nông nghiệp hoặc trồng trọt và những khu vực khô hạn này không thể nuôi gia súc hoặc bất kỳ thứ gì khác có thể sử dụng cho bất kỳ ai.

Người dân địa phương thiếu cả nguồn lực và thường thiếu kiến thức để cải tạo đất có thể sử dụng trở lại. Trong hầu hết các trường hợp, các khu vực đã bị bỏ hoang, dẫn đến các khu vực khô hạn lớn. Và nếu không làm gì để cải thiện điều kiện bằng cách trồng cây, lớp đất mặt cuối cùng sẽ bị gió và mưa cuốn trôi. Tất cả những gì còn lại là cảnh sa mạc đỏ quá phổ biến ở những nơi như nông thôn Kenya.

Chúng tôi đã trồng thử nghiệm các loài cây như Mukau (Melia volkensii), Neem (Azadirachta indica) và Keo (Acacia senegal). Và chúng tôi đã có thể ngăn chặn hoặc giảm sự xói mòn lớn diễn ra xung quanh Hồ Kiambere. Điều này được thực hiện bằng cách trồng cây và tạo ra các đập và hồ chứa nước ngăn chặn sự hình thành các rãnh xói mòn. Chúng tôi nhận thấy Mukau là loài quan trọng nhất để trồng bởi chất lượng gỗ cao cấp mà nó mang lại cho chúng ta và có thể trồng được quanh năm. Sau thu hoạch, chúng tôi sẽ lấy gỗ từ cây này để tạo ra sản phẩm như nội thất, xây dựng…

Chúng tôi biến vùng đất này thành vùng đất xanh bằng cách trồng cây Mukau và được chăm sóc bởi những nông dân bản địa. Bên cạnh đó, giúp nông dân địa phương Châu Phi trồng những loại cây trồng khác nhau trong các nông trại quy mô nhỏ của họ với tư cách là “người sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng” của chúng tôi.

Tìm hiểu thêm về dự án trồng cây của Better Globe tại đây.

Nguồn tham khảo: fao.org

Leave a Reply

Your email address will not be published.

???? Nhận Sách Miễn Phí

Tìm hiểu thêm về dự án qua sách Kinh Doanh Vì Cộng Đồng - Con Đường Toàn Cầu Tốt Đẹp Hơn  
NHẬN SÁCH